1. Hành lý xách tay
Thông thường, các hãng máy bay sẽ cho bạn mang tối đa 7 cân hành lý xách tay, nhưng bạn có thể đem dư khoảng 1 ~ 2 cân theo cũng không sao. 5 ~ 7 tiếng bay sang Nhật cũng không phải là thời gian quá dài, nhưng cẩn tắc vô áy náy, cẩn thận không thừa, bạn vẫn nên mang theo những vật dụng sau trong hành lý của mình.
Những loại giấy tờ bạn cần mang theo bên người bao gồm: hộ chiếu, visa, vé máy bay … bởi đây là những loại giấy tờ thường xuyên phải dùng đến trong quá trình xuất nhập cảnh tại sân bay. Một mẹo nhỏ dành cho bạn, thay vì mang một vali lớn, bạn nên chuẩn bị một chiếc túi đeo nhỏ để có thể để để các giấy tờ quan trọng, tránh bỏ quên tại sân bay gây nhiều phiền phức không mong muốn.
Hành trang chuẩn bị cho cuộc sống mới tại Nhật chắc chắn không thể thiếu tiền bạc. Dù bạn có thể không cần thiết cầm quá nhiều tiền mặt trong người, nhưng vẫn nên giữ một ít tiền Yên (tiền của Nhật) trong hành lý xách tay của mình, phòng những trường hợp bất trắc như mua thêm cân tại sân bay, chi phí đi lại, chi phí điện thoại…
Đặc biệt, dù là tiền mặt hay thẻ, bạn cũng nên mang liền theo người, không cất giữ trong hành lý ký gửi, đề phòng mất cắp tại sân bay hoặc thất lạc hành lý không mong muốn.
Đi du học Nhật Bản cần chuẩn bị những gì? Tất nhiên, không thể thiếu các thiết bị điện tử như laptop, máy tính bảng hoặc máy ảnh… Để đảm bảo việc bảo quản kĩ càng hơn, tránh va đập, các thiết bị này cần được mang trong hành lý xách tay của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể mang thêm máy nghe nhạc để giải trí trong chặng bay dài.
Một điều bạn cần biết, ở Nhật các ổ cắm là loại đầu dẹp, và nguồn điện 100V đến 110V. Nên bạn cần chuẩn bị sẵn phích cắm đầu dẹp, hoặc dụng cụ chuyển đổi đầu cắm để sử dụng cho các bộ sạc của mình.
Tùy hãng máy bay mà số cân hành lý ký gửi của bạn có thể dao động từ 20 đến 40kg. Trước khi sắp đồ, bạn nên đọc thật kỹ các vật dụng bị cấm trong hành lý ký gửi để tránh bị giữ lại ở cửa kiểm tra an ninh, gây rắc rối trong chuyến bay.
Bên cạnh các loại giấy tờ liền thân như visa, hộ chiếu…, bạn nhất định không được quên các giấy tờ cần thiết mà trường bên Nhật yêu cầu. Như là: bản sao bảng điểm, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận các loại… Nếu bạn cẩn thận hơn có thể làm thành 2 bản, 1 bản để ở hành lý ký gửi, 1 bản để ở hành lý xách tay để dự phòng khi cần thiết.
Thời tiết tại Nhật lạnh hơn Việt Nam rất nhiều. Và lời khuyên là bạn chỉ nên chuẩn bị những trang phục mặc bên trong và mặc trong nhà như đồ lót, đồ ngủ, tất, khăn len, vài chiếc áo khoác mỏng, và một vài trang phục đi học cần thiết dùng được trong mùa hè và mùa thu. Quần áo mùa đông hoặc những trang phục cần thiết khác bạn cũng có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng thời trang sinh viên ở Nhật.
Mới sang bạn có thể mang một số vật dụng cá nhân thiết yếu như: dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng, bàn chải, mỹ phẩm… Sau đó có thể mua thêm tại Nhật. Bởi những sản phẩm này ở Nhật giá không quá cao mà chất lượng rất được đảm bảo.
- Sách: Hạn chế đến mức tối đa, chỉ đem sang nếu bạn chắc chắn rằng mình không thể không dùng đến cuốn sách đó! Tốt nhất là scan và chỉ đem file mềm đi thôi.
- Vở: Không nên đem sang hoặc chỉ đem một quyển nhỏ, mỏng, bỏ túi thôi. Bạn có thể mua thoải mái ở cửa hàng 100 yên bên này.
- Bút viết, hộp bút: Roàn bộ có thể mua ở cửa hàng 100 yên, nhưng bạn cũng nên đem theo ít nhất là 1 cây bút bi (màu đen, vì bên này rất ít khi dùng màu xanh), 1 bút chì bấm + 1 hộp ruột bút chì, 1 bút chì HB (thường dùng khi làm bài thi) và 1 cục gôm (phòng khi bạn cần phải dùng đến ngay sau khi sang mà lại chưa có thời gian đi mua).
Đồ ăn tại Nhật, so với khẩu vị người Việt, sẽ khá là khác. Thời gian đầu mới sang, việc chuẩn bị sẵn một vài món ăn liền để thích nghi dần với ẩm thực nơi đây là lời dặn không thừa. Một số món bạn nên mang theo bao gồm: mì gói (nên mua loại gói cho tiết kiệm diện tích), ruốc, hạt nêm, nước mắm (chai thủy tinh và cần bọc kỹ)… Bạn cũng có thể mang theo một số món đặc trưng Việt Nam như cà phê, kẹo dừa làm quà cho những người bạn mới quen. Đây cũng là một gợi ý không tồi!
Ở Nhật, nếu muốn mua thuốc cần phải có đơn của bác sĩ. Trong khi đó, việc khám bệnh và kê toa cũng không phải đơn giản, nên bạn cần mang theo một số loại thuốc thông thường: kháng sinh, thuốc cảm, thuốc đau bụng… nhằm giải quyết một số bệnh nhẹ khi cần thiết.
Môi trường, khí hậu thay đổi nên nhiều bạn mới sang có thể bị cảm cúm, hạ sốt, đi ngoài, dị ứng,...tốt nhất bạn nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc này ở Việt Nam và mang theo. Chúng tôi khuyên bạn là nên mang theo cả thuốc chống dị ứng và đau bụng vì các đồ ăn của Nhật Bản thường thì họ ăn hải sản nên có thể bụng dạ bạn chưa quen rất rẽ bị dị ứng và đau bụng . Nhưng các bạn cần lưu ý khi mang thuốc qua nhật nên mang theo cả hoá đơn mua thuốc ghi tên mình và chữ kí của bác sĩ
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn